Trước khi điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh các mẹ cần nhận biết những dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp và hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để phát hiện sớm và có cách khắc phục đúng. Dưới đây là 5 dạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường gặp nhất ba mẹ cần chú ý nhé!
1. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn, nôn mửa có thể do nhiều nguyên nhân và nhiễm virus là một trong số các nguyên nhân thường gặp. Ở hầu hết trường hợp, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong vòng 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Điều quan trọng là mẹ phải theo dõi tình trạng của bé để nhận biết sớm các dấu hiệu mất nước nếu có. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như sốt cao hoặc phát ban, mất nước hoặc không thể bù nước qua đường uống, bạn nên ngay lập tức đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
2. Bệnh tiêu chảy
Đau bụng do rối loạn tiêu hoá thường gặp là bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi khuẩn hoặc virus “ngoại xâm” ra khỏi đường tiêu hóa. Hầu hết các đợt tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy ở trẻ còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, mất nước và thậm chí là phát ban trên da.
+ Các bệnh đường tiêu hoá ở trẻ khác như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm loét đại tràng, dị ứng thực phẩm và bệnh Celiac (không dung nạp gluten) cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Trẻ bị tiêu chảy ở mức độ nặng có thể dẫn đến tình trạng mất nước – một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất nếu không xử trí kịp thời
3. Táo bón
Nếu thấy bé khó đi đại tiện, các bà mẹ thường nghĩ ngay đến tình trạng táo bón. Đây là triệu chứng đau bụng do rối loạn tiêu hoá rất hay gặp. Có 3 thời điểm mà trẻ thường dễ bị táo bón nhất:
+ Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mẹ bắt đầu cho bé chuyển từ sữa sang ăn thức ăn thô
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau bụng rối loạn tiêu hoá dẫn đến táo bón, trong đó được ghi nhận nhiều nhất là:
+ Chế độ ăn ít chất xơ, ít nước. Chất xơ và nước hoặc các loại chất lỏng khác như súp, canh, cháo… hỗ trợ ruột tăng co bóp, làm mềm phân, chống táo bón. Tuy vậy, nhiều trẻ thường không thích rau xanh, ngũ cốc, trái cây nên sẽ bỏ qua các món ăn giàu chất xơ này hay uống không đủ nước
4. Ngộ độc thực phẩm
Hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện như ở người lớn. Do đó, trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm nếu thức ăn, nước uống không bảo đảm vệ sinh hay nhiễm khuẩn
5. Đầy hơi, chướng bụng
Trẻ cũng có thể bị đầy hơi chướng bụng như người lớn. Tuy nhiên, bé thường không biết cách diễn đạt nào khác ngoài cho bố mẹ biết mình bị đau bụng rối loạn tiêu hoá, bụng khó chịu hoặc quấy khóc sau khi ăn, biếng ăn. Khi này, bạn hãy kiểm tra xem bụng của con có bị căng cứng hay không. Mẹ nên chú ý đến những “thủ phạm” khiến bé bị đầy hơi như:
+ Bé bị táo bón